Thay đổi màu sắc

Ngân hàng chính sách xã hội huyện với hoạt động chuyển đổi số

Thứ năm - 21/11/2024 16:55
Nhận thức rõ tác dụng và tính ưu việt của việc chuyển đổi số trong thời đại công nghiệp 4.0, thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Bù Đăng đã đẩy mạnh triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ số trong hoạt động cho vay, quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách. Từ đó, bước đầu đã tạo được sự liên kết chặt chẽ trong công tác quản lý, nâng cao tính công khai minh bạch đối với hoạt động tín dụng chính sách.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hướng dẫn các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV sử dụng Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hướng dẫn các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV sử dụng Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã
             Cùng với việc tập trung triển khai các giải pháp huy động nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân cho các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, hoàn thành tốt kế hoạch tăng trưởng tín dụng được giao, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng cũng đã tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số. Thời gian qua, trong quá trình thực hiện giao dịch tại các điểm giao dịch xã, thị trấn cán bộ của Phòng giao dịch đã hướng dẫn cán bộ của các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn cài đặt, sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking và triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách; tổ chức các hội nghị tập huấn về nghiệp vụ tín dụng chính sách ứng dụng chuyển đổi số dành cho cán bộ các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng khu dân cư, Tổ trưởng Tổ TK&VV. Đồng thời đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn khách hàng cài đặt và sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking trên điện thoại thông minh.
    Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hướng dẫn các Hội đoàn thể nhận ủy thác,              Tổ TK&VV sử dụng Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã.
        Thông qua việc sử dụng ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách trên điện thoại di động để thông tin cho khách hàng về hoạt động tín dụng chính sách, các chương trình tín dụng cho vay, cơ sở dữ liệu, quy trình cho vay, trả lãi và gốc của khách hàng, kết quả kiểm tra đối chiếu cho vay và các văn bản nghiệp vụ hướng dẫn...
Đặc biệt, với việc minh bạch hóa các giao dịch tín dụng chính sách góp phần giúp các thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH, cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn,              Tổ trưởng Tổ dân phố, các tổ chức chính trị- xã hội nhận ủy thác, các Tổ Tiết kiệm và vay vốn nắm bắt được hiệu quả trong quá trình hoạt động, giám sát, quản lý, điều hành tín dụng chính sách xã hội. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với các sản phẩn dịch vụ tài chính của NHCSXH, góp phần nâng cao hiểu biết tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, từng bước làm quen công nghệ số. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách, cũng như tiến tới cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện tới khách hàng.
Thực hiện đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng đã phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn, các tổ chức hội đoàn thể cập nhật thông tin, căn cước công dân chuẩn xác theo dữ liệu mới của khách hàng. Hiện nay, dù mới triển khai nhưng toàn huyện đã có trên 1.000 khách hàng cài đặt và sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking, thực hiện chỉ thị của ngân hàng nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt, Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động, tập huấn cho các khách hàng để cài đặt sử dụng phần mềm, từ đó thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo các yêu cầu chỉ đạo của cấp trên.
Chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng CSXH là bước tiến mới, phù hợp với mục tiêu của tài chính toàn diện. Thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện sẽ nỗ lực hơn nữa, triển khai các bước phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chương trình tín dụng, dịch vụ chính sách xã hội trong thời đại công nghệ số. Qua đó, góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo, các đối tượng chính sách và các thành phần trong xã hội; thúc đẩy tiến trình hệ sinh thái số về tài chính toàn diện và hỗ trợ thực hiện các chương trình về an sinh xã hội, tiến tới giảm nghèo bền vững./.
                                                                                                   Tác giả bài viết: Hương Trần

Tác giả: xã Thọ Sơn, Hương Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây